Phản ứng Biểu tình phản đối Luật đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng

 Hoa Kỳ và  Canada

Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:

Ngày 8 tháng 6, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam ra thông báo Hoa Kỳ và Canada thúc giục Việt Nam hoãn cuộc bỏ phiếu dự luật này để đảm bảo rằng nó phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.[42]

Ngày 15 tháng 6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc trước tin Will Nguyễn, một công dân Mỹ gốc Việt, bị thương khi bị bắt giữ trong cuộc biểu tình ở Sài Gòn ngày 10 tháng 6.[43]

 Trung Quốc

Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ra thông báo trên trang web của họ cảnh báo công dân Trung Quốc tại Việt Nam phải chú ý đến an ninh khi đi lại.[44][45][46]

 Liên Hiệp Quốc

Ngày 16 tháng 6, Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chuyên trách Đông Nam Á tuyên bố “quan ngại” về việc quốc hội Việt Nam ngày 12 tháng 6 thông qua Luật An ninh mạng gây tranh cãi.[47]

Trong nước

Báo chí Việt Nam khuyến cáo người dân không tin theo những thông tin giả mạo trên internet, không nên bị kích động bởi những khẩu hiệu “dân chủ”, “yêu Tổ quốc”, “chống Trung Quốc”. Người dân có quyền bày tỏ chính kiến của mình nhưng phải nằm trong khuôn khổ luật pháp, tất cả các hoạt động quá khích đều là vi phạm pháp luật nghiêm trọng và sẽ bị được xử lý nghiêm. Báo chí nhắc lại vụ việc năm 2014, khi đó sự cuồng loạn của đám đông bị kích động bởi những kẻ có âm mưu đứng sau giật dây, đã gây ra thiệt hại to lớn về kinh tế và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế[48][49]

Ngày 11 tháng 6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kêu gọi "người dân bình tĩnh, tin vào quyết định của Nhà nước".[50] Trong cùng buổi sáng, Quốc hội đã biểu quyết đồng ý hoãn thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 với tỉ lệ tán thành đạt 85,63%.[51]

Theo Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc[52][53] và TS Lê Đăng Doanh[54], vụ việc này cho thấy cần có Luật biểu tình để người dân có thể bày tỏ thái độ đúng nơi, đúng chỗ.

Trả lời BBC Việt ngữ, PGS. TS. Phạm Đức Bảo, Phó Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) cho rằng "Đạo luật về Đặc khu thì mở quá, thoáng quá. Người dân lo ngại luật đó tạo điều kiện cho những quốc gia mà có mưu đồ nào đó thì họ dễ có thể lợi dụng luật đó. Còn Luật An ninh mạng này lại chặt quá, ảnh hưởng tới quyền tự do thông tin của công dân."[2]

Ngày 13 tháng 6, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn chủ trì họp với các đơn vị của Bộ triển khai định hướng thông tin trong bối cảnh các cuộc biểu tình, bạo động đang diễn ra nghiêm trọng ở một số địa phương. Ông Tuấn chỉ đạo đơn vị chức năng của Bộ định hướng các cơ quan báo chí đưa thông tin tốt để lấn át thông tin xấu. Đặc biệt tránh đưa thông tin tường thuật đơn thuần, nội dung lấp lửng, không rõ quan điểm.[55]

Sáng 17 tháng 6, trong dịp tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân, Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: khi Quốc hội cho ý kiến vào hai dự luật trên tại kỳ họp thứ 5, dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, và dự luật đã tạm hoãn thông qua để có thêm thời gian thảo luận. Tuy nhiên, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, một số người đã kích động biểu tình, gây rối, chống đối, phá hoại. Ông cho rằng, bản chất sâu xa của sự việc trên là xuyên tạc sự thật, kích động và có "bàn tay của những phần tử phá hoại". Ông mong cử tri và nhân dân bình tĩnh, tỉnh táo, rằng "Không ai dại dột trao đất cho người nước ngoài để người ta vào làm rối mình, không ai ngây thơ thế".[56] Chiều 17 tháng 6 với tư cách đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội, tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Cầu Giấy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, các đối tượng (các thế lực thù địch, tổ chức phản động trong và ngoài nước) đã lợi dụng triệt để tâm lý "bài Trung Quốc" trong một bộ phận cư dân để kích động, chia rẽ tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh đó, các phần tử này cũng lợi dụng triệt để những vấn đề mà người dân đang bức xúc với chính quyền, từ đền bù đất đai, các vấn đề môi trường hay an ninh mạng… để kích động.[57]

Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.HCM vào ngày 19 tháng 6, chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết: "những vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại Bình Thuận, TP.HCM là do các đối tượng chống đối, kích động, lôi kéo phá rối an ninh trật tự." Ông đồng tình với kiến nghị cử tri cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này.[58] Tuy nhiên, báo chí Việt Nam sửa lại tít và xóa các câu chữ đề cập đến việc Chủ tịch Trần Đại Quang nói “cần luật biểu tình”, chỉ một thời gian ngắn sau khi bài được đăng.[59][60]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biểu tình phản đối Luật đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng http://www.atimes.com/article/vietnam-protests-big... http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180610-viet-nam-bieu-t... http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180611-dan-viet-nam-bi... http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180617-viet-nam-hang-n... http://www.thesundaily.my/news/2018/06/10/vietnam-... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2014/06/1... http://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/hay-the-hie... http://www.baogiaothong.vn/duong-vao-tan-son-nhat-... http://www.baogiaothong.vn/tu-vu-luat-dac-khu-bi-p... http://congan.com.vn/song-theo-phap-luat/bat-giu-n...